Ông bà xưa thường nói “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vậy nên ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Vào Rằm tháng Giêng, mọi người thường đi lễ chùa, cầu mong an lành cho bản thân và gia đình. Việc cúng rằm tại nhà cũng hết sức được chú trọng. Chính vì thế, trong ngày này, trên mạng xã hội, trong các hội nhóm nấu ăn, nhiều chị em thi nhau chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của gia đình mình.
Cỗ chay được chia sẻ nhiều
Nhiều năm trở lại đây, việc ăn chay đã dần phổ biến và trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Vì thế, vào các ngày rằm, đầu tháng âm lịch, nhiều gia đình làm cơm chay để cúng. Nhiều người quan niệm, ăn chay vừa tốt cho sức khỏe lại tránh được sát sinh. Rằm tháng Giêng cũng chính là một cơ hội cho những tín đồ chay làm những món ăn yêu thích cho cả gia đình.
Chị Ngọc Minh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, mấy năm nay, cứ vào những dịp Rằm quan trọng trong năm, gia đình chị đều làm mâm cơm chay cúng. Làm cơm chay không tốn nhiều thời gian, giá thành lại rẻ mà thấy tâm thanh thản hơn.
Cỗ chay với 10 món của chị Đỗ Hằng (Hà Nội). Mâm cỗ gồm Nem cà tím, chả đậu xanh, nem lụi, mề chay xào thập cẩm, cà tím nướng phô mai, phở cuốn nấm chay, canh ngũ vị, bánh bao chay, xôi đỗ xanh, bánh ngô hấp.
Các món chay tuy chủ yếu từ rau củ nhưng dưới bàn tay khéo léo của các chị em nội trợ, nó trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết! Nhiều chị em đã chia sẻ mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng rất sôi nổi với nhiều màu sắc, muôn màu muôn vẻ.
Mâm cỗ chay rất đẹp mắt của chị có nick name Mẹ Nấm Bon. Các món ăn bao gồm bánh gấc, chè kho, canh rau củ thập cẩm nấm hạt sen, rau củ xào nấm, đậu sốt nấm hạt sen và thịt xá xíu chay
Theo Mỹ Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An), "Mọi năm, nhà mình chỉ cúng cỗ mặn, nhưng năm nay, mẹ chồng muốn cúng cỗ chay. Vì thế, từ ngày 14 âm lịch, mình đã chuẩn bị một mâm cỗ chay đơn giản giúp mẹ chồng. Làm cỗ chay không khó và cũng không cần cầu kì. Quan trọng thành tâm là chính!"
Mâm cỗ chay đơn giản gồm 4 món nem rau củ, nộm miến, bì chay cuốn, canh nấm của Mỹ Ngọc
Mâm cỗ chay của chị Đinh Huyền (Tp Hồ Chí Minh)
Cỗ mặn truyền thống vẫn được ưu tiên
Bên cạnh nhiều gia đình cúng cơm chay thì những mâm cỗ mặn truyền thống vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu. Mâm cỗ hầu như rất đầy đặn, nhiều món ăn ngon, không khác nhiều so với Tết Nguyên Đán.
Sở dĩ Rằm tháng Riêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu), các gia đình cúng to như vậy bởi từ xa xưa, các cụ ta đã quan niệm "cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Riêng".
Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng của dòng họ chị Mỹ Ngọc (Nghệ An)
Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù... Vì thế, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên Đán.
Nhiều chị em dù không còn sống ở Việt Nam nhưng vẫn là người Việt, vẫn muốn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc, vì thế cũng chia sẻ mâm cỗ mặn cúng Rằm của gia đình mình.
Mâm cỗ mặn của chị Hoàng Anh (Séc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét