1. Sinh tố vải thiều
Nguyên liệu:
- 20 quả vải thiều
- 1/3 quả chanh tây hoặc chanh ta
- 1 thìa đường (tăng/giảm tùy thích) và vài ba hạt muối.
Cách làm:
- Vải bóc vỏ và tách bỏ hạt, lấy phần thịt quả sau đó rửa sạch.
- Cho vải vào máy ép lấy nước và trộn đều nước ép với vài ba hạt muối. Nếu có máy xay sinh tố, bạn đổ thịt vải vào máy xay rồi xay nhuyễn, lọc bỏ bã để lấy nước cốt vải.
- Thêm đường và vắt thêm chanh để tăng độ chua của thức uống. Chanh còn giúp cốc nước ép vải của bạn không bị thâm.
- Cuối cùng, bạn cho thêm vài viên đá và tận hưởng vị thơm ngon của thứ đồ uống mát lành.
2. Chè vải sương sáo
Nguyên liệu:
- 1 ít trái vải tươi tách hạt (khoảng 300g)
- Sương sáo trắng
- 1 hộp sữa tươi,1 ít nước cốt dừa, đường thốt nốt, đường cát, 150g hạt sen khô.
Cách làm:
- Hạt sen khô rửa sạch ngâm khoảng 30 phút. Vải tươi bóc vỏ tách hạt.
- Hòa 1 gói bột sương sáo trắng với 180 ml sữa tươi, 150 ml nước lọc cùng 3 thìa đường cát cùng 2 thìa nước cốt dừa. Sau đó đợi bột sương sáo tan ra đem đun sôi. Với cách làm như này bạn sẽ có những miếng thạch sương sáo cực thơm và ngậy nhé.
- Đổ thạch vào khuôn đợi nguội cho vào tủ lạnh.
- Cho hạt sen vào nồi đun sôi ninh nhừ. Khi hạt sen mềm cho đường thốt nốt vào. Tùy theo sở thích bạn cho độ ngọt nhé. Đun thêm khoảng 3 phút nữa.
- Vải tươi sau khi bóc vỏ bỏ hạt nếu thích ngọt bạn có thể sên vải với 1 ít đường còn không thì cho luôn vào nồi chè sen đun khoảng 3-5 phút cho vải ngấm vị ngọt là được.
- Khi chè sen chín ta cho thạch sương sáo vào nếu thích thêm vài viên đá.
3. Vải thiều ngâm
- Vải thiều mua về, lấy kéo cắt sát cuống, rửa sạch, để ráo nước.
- Lột vỏ trái vải, dùng dao có mũi nhọn khứa nhẹ theo chiều dọc, tách nhẹ lấy hột ra. Rửa lại nhẹ tay bằng nước đun sôi để nguội.
- Trong khi chờ vải thiều ráo nước, cho đường vào nồi, đổ một chén nước vào, lấy giá khuấy nhẹ trên bếp với lửa vừa.
- Khi nước đường sôi lăn tăn, thử nước đường bằng cách múc lên rồi đổ lại trong nồi, khi thấy nước hơi sánh là bắc ra, để thật nguội.
- Xếp trái vải vào keo hay tô thủy tinh, đổ nước đường lên cho ngập mặt vải. Đậy kín bỏ vào tủ lạnh. Để cách một đêm cho đường và nước vải thẩm thấu.
- Khi ăn, múc ra chén, đập đá vụn, bỏ vào. Miếng vải ăn ngọt thanh và vẫn giữ độ giòn, nước vải ngâm đậm đà hương vải.
4. Chè vải rau câu
Nguyên liệu:
- 500g vải thiều tươi tách hạt
- 50g bột rau câu
- 5g bột hạnh nhân
- 300ml nước dừa tươi, 200g đường cát.
Cách làm:
- Nấu 150g đường cát để tạo nước, cho trái vải vào rim đường, lửa nhỏ khoảng 20 phút, bắc xuống, để nguội.
- Tiếp theo tiến hành hòa tan rau câu với nước dừa tươi, thêm 50g đường còn lại, cho bột hạnh nhân vào, lại đun sôi.
- Khi thấy rau câu sánh, nhấc xuống cho vào khuôn, để nguội. Tiếp đến là đặt vào ngăn mát trong tủ lạnh, đợi đông rồi lấy ra cắt hạt lựu. Trộn chung trái vải với rau câu, cho vào tủ lạnh rồi ăn mát vừa.
- Khi ăn món chè vải rau câu này, hạnh nhân sẽ giúp rau câu thơm hơn.
- Nước dừa đã ngọt sẵn nên không cần cho nhiều đường. Nếu thích có thể hêm vào chè nhiều loại trái cây khác tùy ý hoặc một số thách làm sẵn.
5. Vải thiều chanh tươi
Nguyên liệu:
- Vải thiều: 15-20 trái
- Chanh tươi: 1 trái
- Nước đun sôi để nguội, đường (nếu muốn uống ngọt), một ít đá lạnh.
Cách làm:
- Vải bóc vỏ, bỏ hột, lấy phần thịt.
- Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt, loại bỏ hạt.
- Cho phần thịt vải cùng với 300ml nước đun sôi để nguôi và nước cốt chanh ở trên vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
- Phía bên trong trái vải thường có phần màng, vị hơi chát nên khi xay xong bạn cho qua lưới lọc loại bỏ bớt phần màng này.
- Rót ra ly, có thể thêm xíu đường nếu bạn muốn uống ngọt, tuy nhiên vải thường ngọt nên mình thường không dùng thêm đường.
- Món này uống ngon khi để lạnh hoặc khi uống thêm vài viên đá lạnh uống cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét